Trại tù Phú Hải ở Côn Đảo – tra tấn hàng nghìn người tù chiến sĩ cộng sản
Trại tù Phú Hải ở Côn Đảo là nơi cầm cố, lưu đày và tra tấn hàng nghìn người tù chiến sĩ cộng sản như Hầm Xay Lúa, Xà Lim, …
Trại tù Phú Hải ở Côn Đảo được xem là một trong những hệ thống nhà tù lâu đời và lớn nhất tại Côn Đảo. Được xây dựng vào năm 1862, thực dân Pháp đã thiết kế khu nhà giam này thành nhiều phòng giam đặc biệt, phòng lao động khổ sai để tra tấn và bóc lột tàn ác, thâm độc. Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo – “địa ngục trần gian” nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp. Trại Bagne 1 (sau đó được đổi thành trại 1, trại Cộng Hòa, trại 2, trại Phú Hải) rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá.
Hai dãy khám giam được xây đối diện nhau, mỗi dãy 5 khám (đánh số từ trái sang phải 1-10), phía cuối sân, nối qua hai dãy khám có 20 hầm đá (còn gọi là xà lim) cuối dãy khám giam bên trái còn có một phòng giam “ tù đặc biệt”. Kế đó là “hầm xay lúa”, vừa là nơi khổ sai xay lúa, vừa là nơi đày ãi trừng phạt ngiệt ngã đối với tù nhân. Ở góc cuối bên phải còn có một khu đất trống dùng để phạt tù nhân khổ sai đập đá.
Đây cũng là nơi dành cho những tù nhân bị ghép vào thành phần nguy hiểm, có thể vượt ngục bất cứ lúc nào.vì thế nên họ không dám cho đi làm khổ sai ở các sở tù bên ngoài. Khu xà lim: xà lim còn gọi là hầm đá, gồm có 20 hầm đá.địch sử dụng những xà lim này để biệt lập, cấm cố và đày ải những người tù bị ghép vào thành phần huy hiểm, ngoan cố, chống đối…hay những người vượt ngục bị bắt lại.
Họ bị chốt chặt chân vào còng suốt ngày đêm, kể cả lúc ăn cơm và đi vệ sinh cho đến khi nào mãn hạn nằm hầm mới được cởi bỏ chiếc cùm ra(nếu nặng thì chốt cả hai chân). Trong 10 ngày đầu bị phạt ở xà lim người tù phải ăn cơm nhạt, uống nước lã(mặc dù thức ăn ở nhà tù Côn Đảo chỉ là khô, tương, mắm…để lâu ngày bị mục đắng, ôi chua…)
Phòng 6-còn được gọi là phòng chết điển hình: thời mỹ –ngụy, từ 1957 đây là nơi khởi đầu cuộc chiến tranh chống ly khai đảng cộng sản của tù chính trị câu lưu(không án);ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh bảo vệ khí tiết của tù chính trị Côn Đảo. Địch đã thực hiện âm mưu phân hóa giữa cộng sản và kháng chiến nhưng âm mưu đó thất bại nên họ đã ra sức đàn áp dã man những người tù chính trị, do đó mà người tù hy sinh ở đây rất nhiều. Chính vì vậy, phòng giam này vào thời mỹ ngụy được gọi là “phòng chết điển hình”
Nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh… cho đến những nhà cách mạng nổi tiếng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng… từng bị giam giữ nơi đây.
Ngày 29/4/1979, Trại tù Phú Hải ở Côn Đảo trong hệ thống nhà tù Côn Đảo đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia.
Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTG công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia. Trại tù Phú Hải ở Côn Đảo là đài tưởng niệm hùng hồn về sự đấu tranh, là tinh thần kiên cường bất khuất của những người tù cộng sản và những người ái quốc. Những nhân vật tạo hình được tạc dựng lại nhằm tái hiện cách đối xử dã man đối với tù nhân người Việt.
0
Trả lời