Miếu bà Phi Yến ở Côn Đảo còn được gọi với tên là An Sơn Miếu, lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1785 là nơi thờ phụng bà Phi Yến tục gọi là Lê Thị Răm, cung phi của chúa Nguyễn Ánh.
Đến với Côn Đảo, bạn không chỉ được ngắm cảnh biển hoang sơ hay thưởng thức các món đặc sản vô cùng hấp dẫn mà còn được ghé thăm Miếu bà Phi Yến ở Côn Đảo và Miếu Cậu – 2 điểm đến linh thiêng, thần bí của vùng đất này. Theo lời kể của người dân nơi đây, Miếu Bà là nơi thờ thứ phi Phi Yến, tục gọi là bà Lê Thị Răm, còn Miếu Cậu là nơi thờ hoàng tử Cải – con trai của bà.
Bà Phi Yến là vợ (không rõ thứ mấy) của chúa Nguyễn Phúc Anh (tức Nguyễn Anh). Vào khoảng cuối thu năm 1783, nhằm tránh sự theo dõi của lực lượng Tây Sơn, chúa Nguyễn Anh đã cùng đoàn tuỳ tùng của mình, trong đó có bà Phi Yến, bôn đào ra Côn Đảo. Tại Côn Đảo, người dân địa phương tôn sùng nhất hai người phụ nữ như bậc thánh nữ thiêng liêng, là bà Phi Yến và anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu.
Tương truyền rằng, bà Phi Yến là thứ phi của vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh). Năm 1783, Nguyễn Ánh thua quân Tây Sơn bỏ chạy ra Côn Đảo và có ý định cầu viện giặc Pháp. Biết ý định của chồng, bà Phi Yến khuyên can liền bị Nguyễn Ánh nổi giận, giam vào hang núi trên đảo. Còn hoàng tử Cải – con của bà và nhà vua Nguyễn Ánh thì bị ném xuống biển. Xác Hoàng tử Hội An trôi dạt vào làng Cổ Ống ở Côn Đảo, được người dân vớt, chôn cất tử tế và lập miếu thờ tên gọi “Thiếu gia miếu”. Còn về phần bà Phi Yến đã đươc Hổ đen và Vượn trắng cứu và đưa về Cỏ Ống, nơi có ngôi mộ con mình, bà Phi Yến đã ở lại đây ngày đêm chăm sóc phần mộ đứa con bạc phước.
Cuộc đời tủi nhục, khổ ải của bà chưa dừng lại tại những mất mát, đớn đau đó. Các cụ già trên Côn Đảo kể lại rằng, sau khi hoàng tử Cải chết, bà Phi Yến vẫn ở lại đây để chăm sóc phần mộ con. Một lần, vào hội làng An Hải, chuyện về bà Phi Yến được mời về dự lan truyền. Một tên đồ tể háo sắc đã không ngăn nổi lòng tà dục của mình trước vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của bà đã nảy sinh ý định làm nhục bà. Chưa kịp làm gì, hắn đã bị bà phát hiện và truy hô dân làng đuổi bắt.
Người dân Côn Đảo kể lại rằng bà là người trung trinh, ái quốc, vì không chịu được sự tủi nhục này nên đã chặt đứt cánh tay rồi gieo mình tự vẫn, bảo vệ danh tiết. Người dân Côn Đảo tiếc thương trước người con gái hoa ngọc, tài sắc và đức hạnh ấy cùng người con trai là hoàng tử Cải đã quyết định miếu Bà và miếu Cậu để thờ phụng họ đời đời.
Hàng năm, ngày 17-10 âm lịch, người dân Côn Đảo lại làm cỗ chay để tổ chức lễ giỗ cho bà Phi Yến. Vào đêm này, Ban tổ chức Lễ giỗ bắt đầu bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Ngày 18/10 âm lịch, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. Người dân ở Côn Đảo cũng bắt đầu đến miếu để dâng lên những vật phẩm mộc mạc và thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây. Những người vào dâng lễ đội mâm lễ vật trên đầu xếp thành hàng. Sau phần tế lễ, người dân cùng du khách sẽ được thưởng thức những món chay do nhân dân các Khu dân cư quyên góp và thực hiện. Với tài nấu nướng khéo léo và lòng thành kính, các Khu dân cư đã mang đến lễ hội những món chay vừa ngon vừa đẹp mắt để dâng cúng và thếch đãi mọi người, nhưng cũng là để tưởng nhớ Bà đã bỏ mình trong một dịp lễ đàng chay tại làng An Hải.
0
Trả lời