Khu biệt lập chuồng bò ở Côn Đảo được dùng để chăn nuôi gia súc, tra tấn bằng cách ngâm tù nhân dưới hầm phân bò.
Nhà tù Côn Đảo là nơi không biết bao nhiêu chiến sĩ, những người yêu nước đã phải bỏ xương và máu tại đây, hi sinh bản thân để bảo vệ cho cách mạng của cả nước. Với các nhà giam trong hệ thống trại là cơn ác mộng kinh hoàng của cách mạng Việt Nam. Chuồng bò Côn Đảo, một trong những nhà tù ám ảnh nhất của chiến tranh và con người.
Khu biệt lập Chuồng Bò hình thành năm 1876 cùng với các khu khác phục vụ cho bộ máy cai trị tù như: Khu trại lính, khu y tế, khu sở lưới và cầu tàu, khu công trường xây dựng…
Khu biệt lập chuồng bò ở Côn Đảo lúc bấy giờ được cai trị bởi Lê Văn Khương – cai ngục tàn bạo nhất thời bấy giờ. Chính hắn đã ra tay đày đọa và sát hại tàn ác đồng bào ta, nhưng không vì thế mà những anh hùng ở Chuồng Bò Côn Đảo bị khuất phục. Hắn càng tàn ác, các chiến sỹ càng quật cường đấu tranh. Đã có biết bao chiến sỹ cách mạng bị bỏ đói, bị đánh đập, bị bỏ khát…, biết bao anh hùng đã hy sinh nhưng phong trào đấu tranh chống chào cờ, chống nội quy khắt nghiệt của các chiến sỹ bị giam tại Chuồng Bò Côn Đảo chưa bao giờ bị dập tắt.
Thời Mỹ-Nguỵ còn gọi là trại An Ninh Chuồng Bò và bao gồm: 9 phòng biệt giam, 24 hộc nuôi heo, 2 chuồng nhốt bò, một hầm chứa phân bò. Năm 1963, để mở rộng nhà tù, Mỹ-Ngụy đã sữa chữa 24 hộc nuôi heo thành 24 phòng giam và hầm phân bò sâu 3m chia làm 2 ngăn có hệ thống cống ngầm từ chuồng nuôi bò dẫn sang. Địch sử dụng hầm phân bò này để ngâm người tù xuống đó tra tấn hành hạ cực kỳ dã man và bí mật.
Năm 1930, Pháp biến Khu biệt lập chuồng bò ở Côn Đảo thành một trại giam các tù nhân nữ. Hầm phân bò sâu 3m, chia làm 2 ngăn có hệ thống cống ngầm từ chuồng nuôi bò dẫn sang. Pháp sử dụng hầm phân bò này để ngâm người tù xuống đó tra tấn hành hạ.
Người ta nói rằng mãi đến năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới, hầm phân có chiều sâu 3m, chứa phân từ chuồng bò dùng để ngâm những người tù, khi được cứu người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì chết vì sức yếu. Đây là cách tra tấn rùng rợn được phát hiện sau cùng.
Với cách tra tấn dã man trên, thực dân đế quốc đã gây ra một nỗi đau lớn trong lòng dân tộc. Ngày nay khi đất nước đã thống nhất và đang phát triển nhưng chúng ta không thể phủ nhận để có được ngày hôm nay đất nước chúng ta đã đi ra từ đau thương chiến tranh và công lao to lớn của các thế hệ anh dũng đi trước quên mình để bảo vệ cho cách mạng cho thế hệ sau.
0
Trả lời