Di tích Nhà chúa Đảo ở Côn Đảo thể hiện cuộc sống xa hoa của sự thống trị bên cạnh cuộc sống khổ ải, nghèo nàn của người tù.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, tên Nguyễn Văn Vệ làm chúa đảo từ 1965-1974, đã thiết lập chế độ nhà tù nghiệt ngã nhất là chuồng cọp, dùng sào nhọn bịt đồng, dùng vôi bột, gậy gộc để đàn áp tù nhân, gây vụ “chuồng cọp Côn Đảo” 1970 làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà chúa Đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích Côn Đảo.
Di tích Nhà chúa Đảo ở Côn Đảo đã được, Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.
Nơi đây, vào năm 1919, Chúa đảo Angdua đã bị tù nhân sát hại. Bên cạnh đó đây là đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù từ chúa đảo đến các quan chức trên toàn đảo đều dưới quyền điều khiển của Chúa đảo.
Nhà chúa Đảo ở Côn Đảo hiện nay quả thực là một quần thể di tích khá đẹp với những công trình vẫn được giữ nguyên vẹn, bên cạnh đó là rất nhiều cây xanh và hoa cỏ. Nhưng câu chuyện mà bạn sẽ được nghe ở đây lại sẽ khiến bạn ám ảnh, ám ảnh hơn cả những đòn roi tra tấn trong những xà lim tăm tối nhất.
Đến Nhà chúa Đảo ở Côn Đảo bạn sẽ cảm nhận rõ hơn những gì mà người tù đã phải chịu đựng và trải qua. Để rồi từ đó thêm xót thương cho những người tù khổ sai. Đó cũng như là cách để thể hiện tấm lòng nhân đạo của con người với con người.
Côn Đảo là nơi của rất nhiều những di tích lịch sử từ rất xa xưa, trong đó phải kể đến dinh chúa đảo là nơi ngự trị của rất nhiều đời chúa, chứa đựng rất nhiều những câu chuyện ẩn chứa bên trong. Đó thực sự là điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến với Côn Đảo.
0
Trả lời