Hàng năm vào ngày 2/2, dân làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội lại tổ chức lễ hội kén rể với những nghi thức và trò chơi dân gian hết sức độc đáo để chọn rể tài hiền cho nữ tướng.
Như nhiều lễ hội khác, lễ hội kén rể Đường Yên cũng chứa đựng trong nó những câu chuyện, truyền thuyết về nhân vật được thờ – nữ tướng Lê Hoa. Truyền thuyết kể rằng, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa (năm 40-43), làng Đường Yên có người con gái tên là Lê Hoa tuổi 17-18 vẫn chưa lấy chồng mà đi theo Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán.
Để chuẩn bị cho lễ hội, cả trăm nghệ nhân là người làng phải tập luyện suốt một tháng. Trong đó, những người đóng giả hai chàng trai đến kén rể và nữ tướng Lê Hoa phải được tuyển chọn theo những yêu cầu riêng biệt.
Lễ hội Kén rể được chuẩn bị từ tháng chạp năm trước. Khâu chọn người tham gia được tiến hành rất cẩn thận. Người đóng mẹ của Đức Thánh tức “Mẫu Bà” phải là người đôn hậu, song toàn, gia đình hòa hợp, phúc đức. Hai chàng rể (phe Bắc và phe Hậu) và người đóng Thánh Bà phải là trai gái thanh lịch, thông minh, tài giỏi, đặc biệt chưa có gia đình. Hai bên các bô lão trong làng đón Đức Thánh Bà xuống kiệu tuyên lễ: “Sau canh trống là mở hội Kén rể”. Lúc này, phe Hậu và phe Bắc, mỗi bên cử ra một chàng rể trong trang phục truyền thống, áo the khăn xếp chỉnh tề đi một vòng trước ban giám khảo và dân làng. Sau đó chắp tay hướng về nơi Mẫu Bà giới thiệu về mình.
Các phần thi tượng trưng cho học thức, thực tế, và tâm linh trong cuộc sống của người dân. Do đó người đến kén rể phải thi văn chương đầu tiên. Hai “thí sinh” phải phê bình nhau, chỉ ra khuyết điểm của đối phương bằng thơ. Qua đó, người xưa mong muốn trong năm mới mọi người sẽ cùng nhìn lại những điều hay của bản thân để thay đổi và thành công hơn.
Lễ hội mang đậm các giá trị văn hóa dân gian được thể hiện qua các phần thi, trò diễn, trong đó, truyền thuyết về bà Lê Hoa và các bài vè là những giá trị tiêu biểu.
Lễ hội bị thất truyền đến 60 năm khiến cho việc tiếp nối, bảo tồn và phát huy truyền thống của người dân trong làng gặp không ít khó khăn. “Văn hóa truyền miệng từ khi xưa khiến câu văn lời thoại trong ngày hội truyền đạt lại không được đồng nhất,”
0
Trả lời