Đối với những người con Việt, tết cổ truyền dường như là một dịp lễ thiêng liêng nhất của một năm, khi mà những người con xa quê đoàn tụ về với mái ấm, quê hương của mình. Và trong dịp lễ tết Nguyên đán này không thể thiếu những lễ hội cổ truyền mang đậm văn hoá dân tộc. Cùng chúng tôi khám phá những lễ hội không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về nhé!
1. Hội đền Hai Bà Trưng
Sau khi Hai Bà Trưng tạ thế, nhân dân nhiều nơi lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Hai Bà với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Trên cả nước có rất nhiều nơi thờ Hai Bà Trung, riêng huyện Mê Linh có 25 di tích lịch sử tại 13 xã. Trong đó nổi tiếng nhất là đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh – đây là ngôi đền có ý nghĩa quan trọng bởi nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ dấu ấn thiêng của Hai Bà thời thơ ấu mà còn nơi lưu niệm của về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa hồi đầu Công Nguyên.
Lễ hội được tổ chức hàng năm từ mồng 6 tết đến mồng 10 tháng Giêng. Nét độc đáo của lễ hội là lễ giao kiệu. Lễ hội được tổ chức là một hoạt động văn hoá tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ tướng và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ tiếp bước về sau.
2. Lễ hội Cổ Loa
Lễ hội được diễn ra từ ngày mồng 6 đến 16 tháng Giêng hàng năm tại đền thờ An Dương Vương, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây là lễ hội được mở đầu bằng đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành cùng phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu, có lọng, dàn che. Sau màn rước Văn tế là đám rước thần của 12 xóm trong xã.
Phần hội có các hoạt động phong phú như: hát chèo, thổi cơm thi, hát trù, chơi đu… Lễ hội là dịp tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương – người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. Kết thúc lễ hội vào ngày 16 tháng Giêng.
3. Hội rước pháo làng Đồng Kỵ
Một trong những lễ hội được mong chờ nhất trong năm của người dân vùng Bắc Ninh còn được lưu giữ đến ngày nay đó chính là hội rước pháo làng Đồng Kỵ. Nghi lễ truyền thốg được diễn ra trong 3 ngày từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Lễ hội là dịp tưởng niệm, tái hiện lại âm vang ngày thánh Thiên CƯơng – vị tưởng được nhân dân tôn thờ làm thành hoàng làng và cũng là người ra mệnh lệnh xuất quân đánh giặc.
Mọi công việc cho buổi lễ đều được chuẩn bị từ sáng sớm ngày mùng 4 tháng Giêng, nhưng đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo tượng trưng cho pháp Nhất, pháo Nhì mới được thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng trong sự chứng kiến của khách thập phương tới dự. Ngoài phần lễ trang trọng thì phần hội cũng sôi nổi không kém với khu vực hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài hấp dẫn như cầu lông, cờ tướng, chọi gà…
4. Hội gò Đống Đa
Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa được tổ chức vào ngày mùng 5 tết Âm Lịch hàng năm tại khu vực gò Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công tích lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ. Đặc biệt, tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang…
0
Trả lời