Hàng năm lễ hội chùa Trầm diễn ra vào mùng 2/2 âm lịch hàng năm, với những trò chơi dân gian: đu tre, rối nước, bàn cờ tướng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi gà…
Chùa Trầm được xây dựng vào thế kỷ XVI, do một vị tướng quân xuất gia lập nên. Ngôi chùa mang tên ngọn núi mà nó dựa vào “Tử Trầm sơn”. Chùa Trầm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa, nhưng lại mang hơi thở tâm linh thanh tĩnh, tách biệt so với sự ồn ào của thủ đô náo nhiệt. Đến với chùa Trầm, du khách sẽ bắt gặp một phong cảnh nước non hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc, với bóng núi ôm sông, các con đường nhỏ uốn lượn và hàng cây cổ thụ xanh mát vi vu đón gió.
Xưa kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Núi Tử Trầm có chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên dưới chân Tử Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá… ; có hang Long Tiên Động rất lớn và bàn thờ Phật bên trong. Ở đây có đường lên đỉnh núi gọi là đường lên Trời và đường xuống hang sâu gọi là đường xuống Âm phủ. Đứng trên đỉnh núi Trầm có thể nhìn thấy toàn cảnh vùng đất So Sở và các danh thắng kề cận như chùa Vô Vi, chùa Trăm Gian …
Chùa Trầm nhỏ bé, cổ kính từng lưu giữ không ít kỉ niệm về Bác Hồ. Nơi đây từng 4 lần được vinh dự đón Bác về thăm. Chuyện kể lại rằng: năm 1966, Bác về thăm chùa Trầm, đứng trước cửa chùa, thấy nhân dân gồng gánh lội qua sông đào nhà Bác về thăm chùa Trầm năm 1966. Bác liền hỏi mấy anh cán bộ: “Chú cho Bác hỏi, trước dân đi lối nào?”. Anh cán bộ trả lời: “Thưa bác, trước kia dân đi lối trước cửa chùa”. Bác lại hỏi: “Thế đi dưới nước hay đi trên bộ dễ hơn”. Anh cán bộ trả lời: “Thưa Bác, đi trên bộ dễ”. Bác liền trách: “Vậy tại sao các chú lại để dân gánh gồng lội dưới nước. Các chú làm công tác dân vận thế là chưa tốt”.
Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”, bên cạnh các chùa như: chùa Trăm Gian, chùa Thầy và chùa Tây Phương. Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh đặc trưng của cư dân đồng bằng Bắc bộ. Chùa Trầm tuy nhỏ, nhưng lại mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm với thế “tọa sơn quan thủy”, lưng dựa núi, trước mặt nhìn ra hồ sen bát ngát, xung quanh được bao bọc bởi những tán cây rừng dày đặc, xanh mát,…
Đến hẹn lại lên, cứ mồng hai tháng hai âm lịch hàng năm, dân quanh vùng và du khách lại về dự lễ hội chùa Trầm. Người dân đi lễ để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cầu cho cuộc sống an lành. Hội chùa Trầm xưa mang đậm nét văn hoá dân tộc với những trò chơi dân gian: đu tre, rối nước, bàn cờ tướng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi Gà…
Người dân tới Lễ hội chùa Trầm để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho cuộc sống an lành thịnh vượng. Điều đặc biệt là vào dịp lễ hội này, dân làng tổ chức lễ rước ảnh Bác Hồ, gợi nhớ tới năm xưa Bác từng bốn lần đến thăm chùa. Trong những ngày cuối tuần cũng có hàng trăm người đến vãn cảnh thăm chùa. Lễ hội chùa Trầm là một điểm quan trọng trong du lịch Hà Nội, một địa chỉ văn hóa – lịch sử thu hút ngày càng nhiều du khách gần xa.
0
Trả lời