Viếng mộ chị Sáu và các chiến sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo là điểm đến không thể quên khi được một lần đặt chân đến đây.
Nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo có diện tích 190.000 m2, chia làm 4 khu: khu A, B, C, D. Trong đó khu A, B, C là các nghĩa trang cũ, và D là diện tích khu mộ mới được thiết lập. Khu A xây dựng từ năm 1944, khu này đã chật mộ và nhà tù đã mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức là khu B hiện nay. Còn hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía đông nam, là nơi có hài cốt thiếu nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Nghĩa địa Hàng Keo hầu như hết chỗ, thực dân Pháp mở nghĩa địa Hàng Dương để chôn tù. Tính đến ngày Côn Đảo hoàn toàn giải phóng (1975), nghĩa trang lịch sử này tròn 35 tuổi. Trong vòng 35 năm ấy, ước tính khoảng 6.000 tù nhân bị giết hại.
Trong số 1.913 ngôi mộ trong các ngôi mộ nghĩa trang chỉ 793 có tên địa chỉ cụ thể, số còn lại là những ngôi mộ vô danh. Mộ được nằm theo đủ các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, chỗ thì quây quần, chỗ thì được chôn rải rác dưới tán những cây bàng cổ thụ.
Đến Côn Đảo, không ai có thể quên hình ảnh anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu đã hi sinh anh dũng thế nào trong thời kháng chiến. Viếng mộ chị Sáu và các chiến sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo là điểm đến không thể quên khi được một lần đặt chân đến nơi đây.
Sân hành lễ nằm ở trung tâm nghĩa trang với một tượng đài mang một hình tượng Trao áo. Tượng đài cao 9 m, nặng 25 tấn được khởi dựng ngày 16/07/1980. Dưới chân bức tượng có ghi dòng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt. Nghĩa trang Hàng Dương với hàng ngàn nấm mộ có tên và không có tên là bằng chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc, thực dân đối với dân tộc ta.
Về Côn Ðảo, dường như trong mỗi người đều có cảm xúc rất thiêng liêng khi đặt từng bước chân bâng khuâng trong khu Nghĩa trang Hàng Dương. Ðặc biệt đêm xuống, Nghĩa trang Hàng Dương chợt lung linh và trở thành chốn tâm linh với bao điều kỳ diệu…
0
Trả lời