Nghề làm bánh gai Chiêm Hóa hình thành vào năm 1940 ở thị trấn Vĩnh Lộc.
Bánh gai là một loại bánh đặc trưng của người dân tộc Tày, từ lâu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong và ngoài tỉnh. Bánh gai thường được làm vào mỗi dịp rằm tháng 7 âm lịch (tết Vu Lan) người dân ở đây thường làm bánh để cúng tổ tiên, hiện nay bánh gai cũng được làm thường xuyên phục vụ cho khách du lịch gần xa mỗi khi ghé thăm Chiêm Hóa, đây là một loại bánh truyền thống đã có từ rất lâu đời.
Làm bánh gai đòi hỏi người thợ phải kỹ lưỡng, công phu trong từng giai đoạn, từ chọn gạo, chọn lá gai, làm nhân, hấp bánh, trong đó lá gai là linh hồn của chiếc bánh… Vỏ bánh gai là tổng hòa của bột gạo nếp, lá gai và đường mía, các nguyên liệu này được trộn theo tỷ lệ nhất định và nhào kỹ. Việc pha nhân cũng phải có nghệ thuật, đỗ xanh sau khi nấu được giã mịn, cho đường, dừa, trộn đều lên. Bánh gai Chiêm Hóa được hấp như thổi xôi. Điểm đặc biệt, bánh gai ở Chiêm Hóa được gói thành cặp chứ không gói 1 cái như ở các nơi khác.
Để tăng thêm hương vị ngọt bùi của bánh gai thường thêm cùi dừa vào nhân bánh, vừng rắc phía ngoài tạo nên sự bắt mắt. Gạo sau khi được giã nhuyễn đem trộn với lá gai và đường phên, người làm phải giã làm sao cho 3 nguyên liệu quyện vào nhau tạo thành một thứ bột màu sẫm. Nhân bánh được cho các thành phần như đậu xanh giã nhuyễn, thịt mỡ và cùi dừa lăn tròn chiếc bánh rắc thêm một lớp vừng rang thơm, gói lại bằng lá chuối và đem vào nồi hấp khoảng 2 tiếng.
Hiện nay trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa có khoảng 12 hộ chuyên làm bánh gai để phục vụ cho những du khách gần xa. Nghề làm bánh gai tưởng chừng như dễ nhưng mỗi cặp bánh gai chỉ có giá từ 10.000 đồng
Làm bánh gai Chiêm Hóa khó giàu, nhưng những người quê vẫn gắn bó với nghề, bởi họ muốn lưu giữ một nghề truyền thống với một sản phẩm mang đậm hương vị quê hương.
0
Trả lời