Đà Nẵng thành phố của những cây câu, biểu tượng cho sự phát triển kinh tế và sự năng động, hiện đại.
Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với rất nhiều những danh lam thắng cảnh và những bãi biển quanh năm cát trắng, nắng vàng. Người ta còn mệnh danh Đà Nẵng là thành phố của cây cầu. Nối liền các bến bờ quanh thành phố và tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp với những thiết kế độc đáo và giá trị lịch sử lâu đời.
Cầu Sông Hàn
Quả thật không sai với danh hiệu “thành phố của những cây cầu”. Cây cầu nối liền hai bờ sông Hàn với chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, được đưa vào hoạt động từ năm 2000. Đúng 12h đêm, thời khắc cây cầu từ từ chuyển mình, rời hai bờ để xuôi theo dòng sông, giúp cho tàu thuyền qua lại dễ dàng hơn. Đến khoảng 3h30 sáng, cây cầu lại trầm mặc với vị trị cũ, chờ đón mọi người qua lại vào một ngày mới.
Cầu Rồng
Được xem như biểu tượng của thành phố Đà Nẵng và địa điểm tham quan yêu thích của khách du lịch. Cây cầu mang kiến trúc độc đáo với hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển. Phần đầu và đuôi rồng được thiết kế theo phong cách rồng thời Lý. Đầu rồng có khả năng phun lửa và nước. Cầu được khởi công xây dựng tháng 7/2009 và hoàn thành sau gần 4 năm thi công, dài 666m và tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Nét đặt trưng của cầu Rồng là nằm ngay trung tâm thành phố và có sự kiện tối thứ 7 và tối chủ nhật (8.30 – 9h) thì ở đầu rồng có phun lửa và phun nước phục vụ du khách tham quan.
Cầu Thuận Phước
Góp phần tạo nên danh hiệu Đà Nẵng thành phố của những cây cầu. Cầu Thuận Phước nằm ở phía đông thành phố, bắc qua 2 bờ sông Hàn, đổ ra Vịnh Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải Châu và Sơn Trà. Được khởi công xây dựng năm 2003 với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, cầu được khánh thành tháng 7/2009. Và được xem là cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ.
Cầu Trần Thị Lý
Đây là cây cầu cổ nhất của Đà Nẵng, trước đây người dân gọi là cầu Trịnh Minh Thế. Sau đổi thành cầu Trần Thị Lý. Đây là cầu dây văng một mặt phẳng, với kết cấu dây và tháp nghiêng đầu tiên ở Việt Nam, được thiết kế độc đáo với tạo hình và định vị cho trụ tháp chính cao 145m, nghiêng 12 độ về phía Tây gồm 3 mặt dây phẳng, tạo hình thành một cánh buồm căng gió hướng ra biển Đông. Cầu Trần Thị Lý – Cánh buồm căng gió ra khơi Cầu Trần Thị Lý là một trong những điểm đến lý tưởng của những bạn trẻ thích chụp hình ở Đà nẵng. Không những với sở thích ngắm thành phố về đêm mà các cây cầu tại Đà Nẵng là nơi hóng mát của người dân địa phương cũng như du khách phương xa.
Cầu Tiên Sơn
Là điểm nối quan trọng giúp cảng biển Đà Nẵng – một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam trở nên sầm uất. Với sức chịu lực cao đây trở thành điểm trung chuyển của hàng triệu tấn hàng hóa sang các nước bạn Lào, Campuchia… qua hành lang kinh tế Đông Tây
Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Cây cầu được ví như “Nàng Lọ Lem” của Đà Nẵng. Cây cầu này có tuổi đời ngót nửa thế kỷ, đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh lưu thông cho người Đà Nẵng và được quyết định giữ lại như một kỷ vật của thành phố. Cầu được xây dựng dã chiến của quân đội Mỹ chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào thành phố. Lúc ấy cầu không có tên. Sau năm 1975, người ta đưa cầu vào sử dụng cho mục đích dân sinh và gọi là cầu Nguyễn Văn Trỗi. Đây là một cây cầu được nối từ các ống thép, hiện vẫn là một trong những cây cầu có kiến trúc lạ và đẹp của thành phố Đà Nẵng.
0
Trả lời