Thúc giục người lao động rời khỏi công sở vào lúc 3 giờ chiều vào ngày thứ 6 cuối cùng của mỗi tháng và chi tiêu tiền. Họ gọi đây là “Ngày thứ sáu khen thưởng”.
Một mặt trái không thể không nhắc tới của xã hội Nhật Bản là tình trạng làm việc quá sức của những người lao động. Điều này cũng khiến họ cảm thấy rất mệt mỏi và vô cùng căng thẳng sau mỗi giờ tan tầm.
Tại một đất nước nơi mà số người chết vì làm việc quá tải phổ biến tới mức họ đã phải có riêng một từ để mô tả việc này thì bất kỳ bước tiến nào giúp mọi người giảm giờ làm việc – hoặc nghỉ ngơi đều không bị chỉ trích. Thậm chí, Nhật Bản còn xôn xao trong nhiều tháng về cái chết của một phụ nữ trẻ ở Dentsu – công ty quảng cáo lớn nhất nước này sau khi đã làm việc vượt tới 100 giờ mỗi tháng.
Để đối phó với thực trạng trên, chính phủ Nhật Bản đã áp dụng chính sách “Ngày thứ sáu khen thưởng”. Theo đó, người lao động sẽ được về sớm nhiều tiếng đồng hồ vào ngày thứ sáu cuối cùng trong tháng để có thêm thời gian nghỉ ngơi hay vui chơi bên cạnh bạn bè và người thân.
“Đây là một điều hết sức tuyệt vời và thú vị để khuyến khích các nhà quản lý thay đổi thói quen làm việc của họ”, theo Jesper Koll – CEO của WisdomTree. “Không còn nghi ngờ gì nữa thói quen làm việc tại Nhật Bản đã quá lỗi thời – quan điểm càng làm nhiều càng hiệu quả, càng tỏ rõ sự trung thành không còn đúng nữa rồi”.
Trên lý thuyết, nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn trong khi chi tiêu của họ nhiều hơn cũng giúp thúc đẩy nền kinh tế, ít nhất là “Premium Friday” có thể thúc đẩy tiêu dùng lên mức 63,5 tỷ yen (tương đương 563 triệu USD) mỗi năm.
0
Trả lời