Trong những ngày đầu xuân năm mới, hàng trăm người dân nô nức tham gia các lễ hội đầu năm ở Nhật Bản.
Những lễ hội đầu năm ở Nhật Bản là các sự kiện lễ hội rất truyền thống ở đất nước này.
Lễ hội shogatsu
Giống nhiêu nước trên thế giới vào mỗi dịp năm mới ở đất nước Nhật Bản sẽ diễn ra lễ mừng năm mới đón một năm mới với nhiều điều may mắn và tốt lành. Trước kia, Nhật Bản đón năm mới theo âm lịch giống Việt nam và Trung Quốc, nhưng từ nhiều năm trở lại đây , người Nhật đón năm mới theo tết Dương lịch.
Trong đêm giao thừa, người Nhật Bản ăn món mì trường thọ (toshicoshi soba), vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống sake, thứ rượu được coi là trường thọ, món ăn osechi cổ truyền và không thể thiếu món bánh dầy ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là ozoni (súp). Những ngày trước và sau tết ngưởi ta thường gửi thiếp chúc tết đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
Lễ hội Setsubun
Lễ hội Setsubun hay lễ hội ném đậu (vì những hạt đậu may mắn, phước lành sẽ được tung trong lễ hội, ai nhặt được đậu coi như may mắn) được tổ chức trên khắp đất nước Nhật, vào ngày lập xuân theo âm lịch, năm nay rơi trúng ngày 3-2.
Kanazawa là một nơi đặc biệt với Setsubun, Utasu-Jinja (đền Utasu), nơi diễn ra lễ hội, là một nơi linh thiêng đặc biệt với Setsubun.
Lễ hội tắm nước lạnh.
Một trong những lễ hội rất thú vị tại lễ hội đầu năm ở Nhật Bản đó là Lễ hội tắm nước lạnh. Hàng trăm người dân tại Nhật Bản lại tập trung về đền Kanda Myojin Shinto ở Tokyo để tham gia lễ lội tắm nước lạnh với mong muốn thanh tẩy thể xác và tâm hồn, cùng cầu nguyện cho một năm mới nhiều sức khỏe và may mắn.
Không chỉ ở Tokyo, lễ hội tắm nước lạnh còn được tổ chức ở rất nhiều nơi trên khắp Nhật Bản trong những ngày đầu năm mới với nhiều biến thể khác nhau. Nhưng tất cả đều chung mục đích thể hiện ý chí, tinh thần bất khuất chào đón năm mới đến.
Lễ hội gieo quẻ
Năm mới đến, người Nhật tìm về sự thanh bình, tĩnh lặng bằng việc đi lễ đền, chùa vừa là để tham quan danh thắng, di tích lịch sử văn hoá vừa là để xin Thần, Phật cho sức khoẻ, tài lộc, hạnh phúc. Khi trở về, mỗi người thường rút một quẻ bói, tức OMIKUJI – được bán ở hầu khắp các đền chùa ở Nhật. Người dân thường đi xin quẻ vào ngày đầu năm hay trước các dịp quan trọng như thi học kỳ, xin việc… với mong ước gặp đại cát – nghĩa là mọi việc sẽ suôn sẻ tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng có người bốc được quẻ xăm tiểu hung, đại hung.
0
Trả lời