Cũng như ngày lễ Tạ ơn bên Mỹ, tết Chuseok là cơ hội để mọi thành viên của từng gia đình Hàn Quốc sum họp, chúc mừng nhau và ăn uống, vui thú, giải trí bên nhau. Đúng theo truyền thống, lễ này luôn được cử hành vào dịp kết thúc vụ mùa lúa và trái cây (năm nay bắt đầu ngày 24 và kết thúc vào đêm 29/9).
Khi những cơn mưa và những đợt nóng gay gắt thất thường cuối cùng của mùa hè kết thúc, cả đất trời Hàn Quốc bắt đầu chuyển mình đẹp dịu dàng trong nắng thu và mọi người náo nức chuẩn bị cho ngày Tết Chuseok – một trong những ngày lễ cổ truyền lớn nhất tại Hàn Quốc.
Lúc này, bàn tiệc thịnh soạn với nhiều trái, quả, thịt, rượu hơn. Cánh phụ nữ dĩ nhiên là bận rộn nhất trong dịp này vì họ phải chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống, có khi mất cả nhiều ngày mới hoàn tất. “Charyesang”, tức một bàn tiệc dành cho tổ tiên, cũng được các bà các cô dọn ra và lặp đi lặp lại trong đủ các ngày của mùa lễ (không khác gì người Việt chúng ta có mâm cỗ cúng ông bà vào những ngày tết Nguyên đán). Không thể thiếu “songpyeon”, loại bánh bột gạo có hình trăng bán nguyệt. Ở nông thôn, người ta vẫn còn thói quen tổ chức các trận đấu bò, đấu trâu, còn những “hanok” (nhà theo kiến trúc Hàn Quốc cổ) thì sáng rực với ánh đèn lồng.
Công việc quan trọng nhất trong ngày Tết Chuseok là việc thể hiện đạo lý và lòng hiếu thảo với tổ tiên – nghi thức Beolcho và Seongmyo. Các hoạt động này gần giống với phong tục tảo mộ vào tiết Thanh minh của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán. Vào ngày Chuseok, các gia đình người Hàn Quốc sẽ cùng đến phần mộ của tổ tiên, cắt cỏ dại và dọn dẹp khu vực xung quanh mộ. Sau khi vệ sinh phần mộ xong, một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa sẽ được dâng cúng lên tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.
Seoul trở thành một đô thị khác hẳn trong mùa lễ tết Chuseok. Phố xá đông nghịt người mua kẻ bán. Các xa lộ dẫn vào thủ đô dài ngoằng những đoàn xe. Tất cả các nhà hàng, quán bar, hộp đêm, rạp chiếu phim, sân khấu kịch, quán karaoke… đều mở cửa thâu đêm để phục vụ du khá
0
Trả lời