Làm lụa sen Myanmar là một trong những nghề nổi tiếng của làng Paw Khon trên hồ Inle. Loại lụa này không chỉ là sản phẩm đắt giá mà còn thu hút nhiều khách du lịch đến đây. Nghề dệt lụa sen ở làng đã có lịch sử đến cả trăm năm.
Sen là loại cây trồng phổ biến ở Đông Nam Á. Không chỉ khai thác lợi ích từ hạt, hoa, ngó, lá sen, người Myanmar còn sản xuất loại lụa đặc biệt từ tơ sen. Loại tơ này nổi tiếng này còn vượt qua khỏi ranh giới quốc gia mà trở thành sản phẩm du lịch của Myanmar.
Nguồn gốc của những chiếc khăn choàng bằng lụa tơ sen được kể từ 100 năm trước khi một cô gái hái sen từ hồ để đem dâng tặng chùa. Đó cũng là lúc cô nhận thấy dấu vết của chất xơ từ nơi cô đã cắt cành. Sau đó, cô sử dụng chất xơ này để quay và dệt thành áo choàng cho một tu sĩ Phật giáo và ngạc nhiên thay việc dệt này vẫn tiếp tục và duy trì đến ngày hôm nay tại hồ Inle.
Sen được trồng ở vùng nước càng sâu, cọng càng dài, càng nhiều tơ và sợi tơ cũng bền hơn. Cọng sen sau khi được hái về, sẽ được cắt thành nhiều đoạn ngắn chừng 3-4cm. Người thợ khéo léo dùng tay kéo các sợi tơ, miết qua một tấm bảng tẩm nước, kéo dài và bện lại với nhau. Quy trình này lặp đi lặp lại khoảng ba lần để sợi tơ đủ dày. Những sợi tơ sau khi rút xong được bỏ vào một cái bát lớn và quấn vào một con suốt lớn. Tất cả các cọng sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nếu không cọng bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn. Người thợ lành nghề có thể một lúc cắt và tách khoảng 4-5 cọng sen để lấy tơ. Phải mất 8.000 cọng sen mới dệt ra được tấm vải rộng 0,6 m, dài 2 m. Nhiều du khách đã không tiếc tiền mua một tấm khăn trải bàn nhỏ được dệt từ tơ sen với giá 200 USD về làm kỷ niệm.
Làm lụa sen Myanmar là một trong những nghề nổi tiếng của làng Paw Khon. Loại lụa này không chỉ là sản phẩm đắt giá mà còn thu hút nhiều khách du lịch đến đây. Nghề dệt lụa sen ở làng đã có lịch sử đến cả trăm năm.
0
Trả lời