Ngoài việc thể hiện giá trị văn hóa đặc trưng của xứ sở kim chi, tượng đá Harubang Hàn Quốc còn là một món quà giá trị để du khách mua về làm quà tặng.
Harubang là gọi tắt của dol-harubang (dol theo tiếng Hàn có nghĩa là đá, Harubang được hiểu là ông/ông già). Harubang cơ bản mang ý nghĩa và quan niệm như mọi Jangseung trên khắp đất nước Hàn Quốc, nhưng được làm từ đá đen, với đủ các kích thước lớn nhỏ.
Đa số khách ngoại quốc đều ấn tượng với hình ảnh tượng đá Harubang Hàn Quốc – tượng đá hình người. Trên xứ sở này, Harubang có mặt ở khắp mọi nơi từ đền chùa, bãi biển, trường học hay các công viên… Những năm gần đây, mỗi chuyến du lịch đến xứ kim chi, du khách vẫn háo hức với bức ảnh chụp cùng tượng đá Harubang cỡ lớn hay món quà nhỏ xinh – tượng Harubang được gọt từ đá với hình thù độc đáo.
Ở trên khắp các trang web du lịch, văn hóa Hàn, du khách cũng dễ dàng bắt gặp các lời giới thiệu về Harubang với những câu chuyện thú vị. Mặc dù là một hình ảnh văn hóa truyền thống nhưng ngày nay, tượng đá Harubang Hàn Quốc đã trở thành bài học đáng quý về kinh nghiệm phát triển du lịch của xứ sở kim chi này.
Jangseung là cột đo cây số được đục hình mặt người với nhiều nét mặt khác nhau. Từ hơn 200 năm trước, jangseung lấy ý tưởng từ “jangsaeng bulsa” nghĩa là bất tử. Và người dân Hàn đã bắt đầu tập trung niềm tin của mình vào một số vị thần hộ mệnh. Đặc biệt là ở các ngôi làng nông thôn, làng chài ven biển và người dân đặt jangseung theo cặp ngay trên con đường dẫn vào trong làng. Từ đó, người dân Hàn Quốc coi jangseung là vị thần hộ mệnh xua đuổi bệnh tật và tai họa.
Tượng đá Harubang Hàn Quốc có mặt tại các bãi biển du lịch, chùa chiền, công viên hay khuôn viên trường đại học… Bất cứ địa danh du lịch nổi tiếng nào như bãi biển Haeundae, Gwangalli (Busan), chùa cổ Haedong Yongkungsa (Busan), công viên Grand Park (Seoul), làng truyền thống Yangdong (Gyeongju), đảo Jeju, đảo Nami… đều có mặt các ông già đá Harubang canh giữ.
0
Trả lời